Sơ lược về một số phần mềm máy ảo thông dụng hiện nay

Published by Việt Coding on

Mở đầu

Ngày nay, Công nghệ ảo hoá ( Virtualization Technology) đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Nhớ ngày xưa, khi còn ngồi ghế đại học, Việt Coding đã từng rất thích thú với VMWare Workstation phiên bản 3.x. Nó giúp cho việc học Linux trở nên dễ dàng mà không cần phải cài riêng một máy tính. Thời đó. do biết cách năn nỉ mẹ nên Việt Coding sở hữu một con Pentium 2.8 GHz hỗ trợ công nghệ Siêu Phân luồng (Hyper Threading) với 2 Gb RAM. Bạn nên nhớ năm 2003 thì đó là một cấu hình máy khủng đấy. Ngoài VMWare, lúc đó còn có một phần mềm giả lập khác (lúc đó tên gọi Ảo hoá chưa được sử dụng rộng rãi nên nhiều người thường gọi là phần mềm giả lập hoặc phần mềm máy ảo) là Virtual Connectix chạy nhẹ hơn VMWare rất nhiều.

Virtualization Technology

Virtualization Technology

Cũng cần nói thêm là Virtual Connectix đã được Microsoft mua lại vào đầu năm 2003. Connectix đã rất nổi tiếng với Virtual PC 5.0 hỗ trợ cả máy chủ Windows và Linux, nhưng khi mua phần mềm này từ Connectix, Microsoft chỉ tung ra bản Virtual PC mới hỗ trợ máy chủ Windows 2000 trở lên. Một âm mưu hòng bóp chết Linux và chúng ta đã thấy Microsoft đã thất bại như thế nào.

Tiếp những năm sau đó, VT phát triển và được tích hợp luôn vào BIOS khiến cho việc sử dụng các phần mềm máy ảo như thật hơn. Microsoft cũng cho ra Hyper-V trên Windows Server 2008 64bit giúp có thể chạy nhiều HĐH khác nhau trên các máy ảo trên một server vật lý. Việt Coding đã thử cài đặt Windows Server 2003, Windows XP và Ubuntu Server 10.4 trên Hyper-V thành công. Ngoài ra, không thể không nhắc đến VirtualBox của Oracle.

Đó là một vài sản phẩm trên nền Windows mà Việt Coding đã sử dụng qua. Ngoài ra, còn có Xen, Virtualization Engine 2.0 của IBM, Virtual Server của Microsoft, Virtuozzo của SWSoft và Virtual Iron của Iron Software,… Nhưng xin phép không bàn đến vì nó nằm ngoài tầm hiểu biết của Việt Coding. Nói bậy, nói sai sợ bị chửi.

Xen - Nền tảng ảo hoá được lựa chọn khá nhiều trong lĩnh vực Hosting

Xen - Nền tảng ảo hoá được lựa chọn khá nhiều trong lĩnh vực Hosting

Chọn lựa nào là thích hợp ?

Với nhiều phần mềm máy ảo như vậy, lựa chọn được một cho nhu cầu công việc cũng khá là khó khăn. Việt Coding chỉ gợi ý dựa trên kinh nghiệm sử dụng của bản thân.

VMWare:

VMWare-Virtualization

VMWare-Virtualization

Đây là gã khổng lồ, trùm nhứt trong lĩnh vực giả lập máy ảo với đầy đủ các phiên bản từ Personal đến Enterprise, hỗ trợ gần như mọi HĐH hiện có như các phiên bản Windows, Linux,… Với VMWare ảo hoá gần như đã trở thành như thật rồi. Điểm khiến người dùng đau đầu là nó “ngốn” tài nguyên khiến máy thật “sụm bà chè” khi chúng ta cố gắng chạy từ 2 máy ảo trở lên.

Virtual PC: Sản phẩm của Microsoft nên không chiếm dụng nhiều tài nguyên hệ thống, thích hợp để thử nghiệm với các phiên bản Windows. Không tương thích Linux. Dùng cho cá nhân hoặc trong môi trường doanh nghiệp nhỏ

Hyper-V:

Công nghệ ảo hoá Hyper-V của Microsoft trên Windows Server 2008

Công nghệ ảo hoá Hyper-V của Microsoft trên Windows Server 2008

Sản phẩm của Microsoft, chỉ tương thích với Windows Server 2008 64bit. Ngoài các phiên bản Windows, có thể cài được một số distro của Linux. Bản thân Việt Coding đã thử cài Ubuntu Server 10.4 thành công. Thích hợp cho môi trường doanh nghiệp thay vì đầu tư nhiều server thì có thể chạy nhiều server ảo trên một server vật lý.

VirtualBox:

Oracle VirtualBox

Oracle VirtualBox

Tương thích hầu hết các phiên bản HĐH từ Windows, Linux đến Mac OS. Thích hợp cho người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ vừa. Không chiếm dụng quá nhiều tài nguyên hệ thống.

Kết luận:

Như vậy, chúng ta đã đi một cách rất là sơ lược qua một số phần mềm cài máy ảo thông dụng. Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng thử nghiệm VirtualBox và Hyper-V (VMWare thì có quá nhiều sản phẩm và ứng dụng của nó cũng rất rộng lớn nên tạm thời Việt Coding chưa bàn đến). Hy vọng rằng qua đó bạn sẽ có các đánh giá của riêng mình, từ đó lựa chọn một sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ ảo hoá, mời các bạn tham khảo các liên kết sau:

1- Công nghệ ảo hóa hệ thống – Vitual Vitual and Vitual
2- Windows Sever Virtualization
3- Virtualization: Công nghệ ảo hóa – từ ảo đến thế giới thực

Còn bạn, bạn đã từng sử dụng và ưng ý với phần mềm máy ảo nào nhất ?

Quảng cáo tài trợ


Việt Coding

Là một người đam mê lập trình, tôi vọc vạch đủ thứ liên quan đến lập trình cho thoả chí tò mò. Hiện làm chủ yếu ở mảng phát triển ứng dụng di động cho iOS và Android với React Native. Thỉnh thoảng vọc vạch mấy thứ liên quan đến Internet of Things như Smart Home. Đang nghịch mấy con Raspberry Pi và thấy nó cũng thú vị :)

5 Comments

Le Hoang · 23/09/2010 at 10:59

Hiện giờ ở trường em nó vẫn dùng VMWare Workstation để giảng dạy, nói chung xài nó thấy cũng thích 😀

    Việt Coding · 23/09/2010 at 19:15

    VMWare là phần mềm máy ảo “thật” nhất hiện nay. Đa số các trung tâm đào tạo về mạng đều sử dụng nó mà 🙂

TUan · 28/02/2014 at 19:18

mình muốn tìm phần mềm máy ảo nhận card wifi thật khi cài backtrack. VMWare k có hỗ trợ, 2 phần mềm dưới có hỗ trợ k bạn. ?

    Trần Anh · 30/04/2017 at 20:39

    ko có cái nào có đâu. Bạn chạy song song vs win bằng usb nha

Hướng dẫn tạo máy ảo mới trên VirtualBox — Việt Coding | CSharp, Delphi | ASP.NET, PHP, ASP, JSP | WordPress, VBulletin · 26/08/2010 at 15:06

[…] bài viết trước Việt Coding đã có dịp giới thiệu với các bạn một số phần mềm máy ảo thông dụng nhằm mục đích cho các bạn chưa từng sử dụng những phần mềm này có một […]

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *

To create code blocks or other preformatted text, indent by four spaces:

    This will be displayed in a monospaced font. The first four 
    spaces will be stripped off, but all other whitespace
    will be preserved.
    
    Markdown is turned off in code blocks:
     [This is not a link](http://example.com)

To create not a block, but an inline code span, use backticks:

Here is some inline `code`.

For more help see http://daringfireball.net/projects/markdown/syntax