Living Stories – đọc báo theo phong cách Google

Published by Việt Coding on

            

Living Stories – đọc báo theo phong cách Google 

TTO – Tiếp nối Fast Flip, Google vừa tung ra dịch vụ Living Stories với mục tiêu thay đổi cách thức người dùng đọc tin tức trực tuyến lâu nay. Mô hình thử nghiệm ban đầu thực hiện với hai tờ báo Bưu Điện WashingtonThời Báo New York.

>> Google Fast Flip – dịch vụ đọc báo trực tuyến
>> Google hạn chế đọc thông tin miễn phí

Có thể nói Living Stories, sản phẩm từ sự kết hợp giữa Google và các đối tác, chính là nỗ lực mới nhất của gã khổng lồ tìm kiếm trong việc “làm hòa” với các đối tác xuất bản nội dung trực tuyến.

Thời gian gần đây, Google bị cáo buộc là đã kiếm lời dựa vào thành quả lao động của người khác. Khá nhiều tên tuổi lớn, đáng chú ý nhất là Tập đoàn News Corp đòi rút các nội dung của mình khỏi bộ máy tìm kiếm Google, yêu cầu Google phải chia sẻ doanh thu.

Google Living Stories xếp nhóm tin theo đề mục

Living vẫn còn tương đối đơn giản, nhưng về mặt kỹ thuật công cụ này sẽ giúp ích độc giả rất nhiều khi cho phép họ tìm kiếm được những tin tức nóng hổi nhất theo chủ đề.

Với Living Stories, các khái niệm chuyên mục thông tin như “Thể thao”, “Khoa học”… sẽ không còn tồn tại. Thay vào đó, công cụ của Google tập hợp tất cả các câu chuyện, thông tin liên quan đến chủ đề nào đó, sắp xếp ở một trang riêng dành cho chủ đề đó. Chủ đề nắm giữ vị trí trung tâm của Living Stories. Sự xuất hiện của công cụ này sẽ buộc các nhà xuất bản phải nghĩ lại, không chỉ về vấn đề trình bày thông tin mà còn là cách tập hợp chúng, vốn lâu nay dựa vào lĩnh vực để sắp xếp.

"Living Stories sẽ là một công cụ mã mở, bất cứ tòa soạn nào cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu, Living Story Pages sẽ chỉ chứa tin tức của hai tờ Thời Báo New YorkBưu Điện Washington”, đại diện Google chia sẻ.

Điểm mạnh và hạn chế của Living Stories (phiên bản thử nghiệm):

Ưu điểm:

• Trang Living Stories khá đơn giản, với mục tiêu duy nhất là chuyển tải nội dung.
• Các trang xuất bản thông tin được xây dựng hợp lý, gợi nhắc độc giả tại sao họ chọn một nhà xuất bản nội dung nào đó bằng cách hiển thị tất cả các thông tin chuyển tải liên quan tới chủ đề đang trình bày.
• Các thông tin có giá trị được hiển thị nổi bật. Đọc thông tin nhiều chiều, từ các nguồn khác nhau về một chủ đề nào đó giúp độc giả có thể đưa ra nhận định về chất lượng của các nguồn xuất bản.
• Các bài viết hiển thị theo thứ tự thời gian, do đó thông tin thật sự đang “sống”.
• Living Stories giúp người dùng tiết kiệm khá nhiều thời gian nếu theo dõi một chủ đề nào đó họ quan tâm.
• Living Stories cải thiện khả năng của các báo bằng cách chuyển phát thông tin theo chủ đề, vốn vẫn là bài toán tương đối nan giải lâu nay khi xuất bản trực tuyến. Ngoài ra, bộ máy tìm kiếm của Google sẽ giúp việc tìm kiếm thông tin trở nên tuyệt vời hơn trước.

Hạn chế

• Phiên bản thử nghiệm của Living Stories vẫn còn chậm trong khâu cập nhật nội dung.
• Còn nhiều hạn chế ở hình thức chuyển phát, hiển thị nội dung do ít nguồn cung cấp (tất nhiên điều này có tính hai mặt).
• Bài viết lặp lại khi bạn thao tác chuyển trang.
• Yếu tố con người tham gia vào việc chọn lọc nội dung có thể trở điểm yếu khi nguồn dữ liệu được mở rộng. Trong khi đó nếu dùng các thuật toán tự động, thông tin khó có thể đảm bảo độ hấp dẫn hay thang giá trị.
• Tên gọi chưa hấp dẫn.

                                                                                            NHẬT VƯƠNG tổng hợp          

Quảng cáo tài trợ


Việt Coding

Là một người đam mê lập trình, tôi vọc vạch đủ thứ liên quan đến lập trình cho thoả chí tò mò. Hiện làm chủ yếu ở mảng phát triển ứng dụng di động cho iOS và Android với React Native. Thỉnh thoảng vọc vạch mấy thứ liên quan đến Internet of Things như Smart Home. Đang nghịch mấy con Raspberry Pi và thấy nó cũng thú vị :)

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *

To create code blocks or other preformatted text, indent by four spaces:

    This will be displayed in a monospaced font. The first four 
    spaces will be stripped off, but all other whitespace
    will be preserved.
    
    Markdown is turned off in code blocks:
     [This is not a link](http://example.com)

To create not a block, but an inline code span, use backticks:

Here is some inline `code`.

For more help see http://daringfireball.net/projects/markdown/syntax