Ngăn ngừa những “hiểm họa” từ Facebook & Twitter
Đầu tiên, xoá những thứ đã lâu bạn không dùng hay không muốn dùng bằng cách nhấn vào nút X, sau đó chọn Remove tại hộp thoại “pop-up”. Với các ứng dụng giữ lại nhưng không muốn chúng “nhiều chuyện”, nhấn Edit Settings, nhấn Additional Permission và bỏ dấu chọn Publish recent activity to my wall để không hiển thị những thông tin như game mà bạn mới chơi hay món quà kín đáo gửi cho người bạn nào đó.
|
Lưu tâm vào công việc
Hình 5: Trong Application Settings, mục Edit Settings nếu không muốn dùng các ứng dụng của đối tác thứ ba, hãy nhấn nút X để xóa tất cả chúng. |
Tai họa: Bạn tranh thủ vừa chơi game Flash trên web, vừa làm bản báo cáo nộp sếp. Chẳng may, điểm số game được cập nhật vào profile mà bạn không hề hay biết và sếp nhìn thấy số điểm này trên Wall nên “thuyết giảng” cho bạn một bài về tội gây lãng phí nguồn tài nguyên của công ty.
Giải pháp: Công cụ Beacon cho phép theo dõi các trang web thành viên của Facebook và cho phép những trang này hiển thị thông tin về các hoạt động của bạn trên trang profile của bạn. Trong trường hợp này, nên tắt chế độ trên Facebook Beacon, vào Privacy Settings, Applications, nhấn thanh Settings, trượt xuống dưới và bỏ dấu chọn trong phần Dont allow Beacon websites to post stories to my profile ngay dưới đầu đề của Facebook Beacon.
Chú ý tính năng trạng thái (status)
Tai họa: Vừa chia tay người yêu, bạn liền thay đổi trạng thái (status) trên Facebook sang độc thân (single). Điều này giống như thông báo đến toàn thể cộng đồng giờ bạn là người tự do và thông tin này được Facebook đưa vào mục nổi bật (Highlights) ở Wall. Điều này cũng hơi “kỳ cục” vì giống như bạn đang mời gọi “tìm bạn bốn phương”.
Giải pháp: Để xóa bất kỳ thông tin hiển thị ở Wall, bạn di chuyển đến mục đó và nhấn nút Remove xuất hiện ở góc phải.
Hướng dẫn cách giao tiếp trên Twitter
– Cân nhắc những dòng tin nhắn: Bạn thường cập nhật tin nhắn mỗi tuần một lần, nhưng đôi khi có sự kiện gì đó bạn “xuất bản” đến 80 lời nhắn một ngày. Vì vậy, các follower cảm thấy khó chịu vì tài khoản của họ phải nhận quá nhiều tin nhắn. Trong trường hợp đó, tốt hơn là sử dụng blog nếu nội dung cần chuyển tải quá dài và chi tiết; cũng có thể chỉ nên giới hạn việc đăng thông tin sau mỗi giờ.
– Ý nghĩa của biểu tượng hồi âm @: chỉ sử dụng @ cho các thảo luận chung khi thực sự có thông tin. Thay vào đó, bBạn nên sử dụng “D” (direct) với chỉ những người sẽ nhận hồi âm của bạn. – Dễ dàng nhập vào các nhóm từ: Không cần thiết ghi tắt những cụm từ riêng nếu điện thoại của bạn có một bàn phím đầy đủ (QWERTY). Tốt nhất là truyền tải đủ thông điệp trong một “tweet”. – Sự kiện: Các hình thức mang tính chất trang trọng như lễ cưới, đám tang, lễ mừng thọ… không nên tường thuật. Bạn nên hỏi người tổ chức sự kiện để xem có được phép hay không. -Biết cách sử dụng các dòng lệnh đặc biệt trong Twitter (trang 106) |
Tránh kiểu gán tag
Tai họa: Một người nào đó đã gán tag (thẻ thông tin) hiển thị tên của bạn trên bức ảnh với khuôn mặt đang “ngái ngủ” nên bạn không “ưng bụng” chút nào.
Giải pháp: Tuy bạn không thể xoá ảnh của người khác (cũng có thể được nếu biết “năn nỉ”) nhưng lại dễ dàng xoá tag của mình khỏi bất kỳ bức ảnh nào, nghĩa là xoá khỏi trang “View Photos of Me” của Facebook. Tìm bức ảnh cần xóa và nhấn remove tag cạnh tên của bạn, từ đây, không ai có thể “tag” bạn vào bức ảnh đó nữa.
Sự cố từ hình thức quảng cáo
|
|
Hình 6: Trong Social Ads, chọn No one bên cạnh mục Appearance in Social Ads giúp chặn những loại “thông tin rác”. |
Tai họa: Bạn cảm thấy bực khi phát hiện tên của mình gắn liền với một mẫu quảng cáo và được phát tán (spam) đến nhóm bạn bè mà không hề được phép của bạn.
Giải pháp: “Social ads” là một thuật ngữ của Facebook mà trong thực tế là đưa tên bạn vào quảng cáo của một sản phẩm nào đó. Để tránh sự cố này, vào trang Privacy và nhấn News Feed and Wall, chọn thanh Social Ads, chuyển chọn No one.
Phát tán thư rác
Tai họa: Khám phá rằng nhóm bạn của mình đã nhận tin nhắn rác (spam) “Check out mygener.at” mà bạn hoàn toàn không hề gửi đi. Tình huống này có vẻ như tài khoản của bạn đã bị chiếm đoạt. Thực tế, Facebook đang là đích nhắm của các tên lừa đảo, tống thư rác trên mạng. Phương thức lừa đảo của chúng thường liên quan đến một website lừa đảo (thường có “.at” trong địa chỉ URL) có hình thức giống hệt Facebook để bạn lầm tưởng và đăng nhập thì tài khoản của bạn sẽ bị kiểm soát hoàn toàn rồi tống thư rác có chứa URL lừa đảo đến những ai có liên hệ với bạn (trong contact) để có thể tiếp tục lấy mật mã và tên đăng nhập.
Giải pháp: Phần mềm bảo mật truyền thống sẽ không giúp xử lý những hình thức tấn công nói trên. Do đó bạn cần giữ mật khẩu cẩn thận và đảm bảo truy cập đúng trang Facebook thật.
Twitter là một công cụ của mạng xã hội và cho phép người dùng khả năng cập nhật nhanh những thông tin xảy ra chung quanh. Thậm chí, cách sử dụng của Twitter còn dễ dàng hơn cả Facebook, vì vậy bạn càng có lý do để tự bảo vệ chính mình. |
1 Comment
AVG Threat Labs liệt Facebook vào hàng nguy hiểm — Việt Coding | CSharp, Delphi | ASP.NET, PHP, ASP, JSP | WordPress, VBulletin · 13/09/2010 at 10:07
[…] mở cửa cho việc phát triển ứng dụng một cách rộng rãi cũng là một những nguy cơ tiềm ẩn và là hiểm hoạ cho mọi ngườiViệt Coding hy vọng bài viết này mang đến cho các bạn nhiều điều bổ ích và […]