Thư giãn & Giải trí
10 điều bạn sẽ phải chấp nhận nếu làm việc trong ngành IT
10 điều bạn sẽ phải chấp nhận nếu làm việc trong ngành IT 1/Ở những ngành khác thì nữ vừa nhiều vừa xinh đẹp, ngành IT thì ngược lại. – Điều này thì tự ai Read more…
10 điều bạn sẽ phải chấp nhận nếu làm việc trong ngành IT 1/Ở những ngành khác thì nữ vừa nhiều vừa xinh đẹp, ngành IT thì ngược lại. – Điều này thì tự ai Read more…
1. Con số 21 của Vua Louis XVI
Hồi ngài còn rất nhỏ, một nhà chiêm tinh đã cảnh báo vua Louis XVI (1774–1789) của nước Pháp là phải hết sức thận trọng với ngày 21 mỗi tháng. Nghe lời, nhà Vua không bao giờ làm việc hay đi xa vào những ngày này, nhưng vận sui tận mạng vẫn đến với ông, không phải một mà đến 3 ngày 21. Ngày 21.6.1791, sau khi nổ ra cuộc cách mạng Pháp, Vua Louis và Hoàng hậu Maria-Antoinette bị bắt tại Varennes trong lúc đang trên đường trốn khỏi nước. Ngày 21.9.1791, nước Pháp bãi bỏ vĩnh viễn chế độ phong kiến và trở thành nước Cộng hòa, nhà Vua coi như hết đường tái lập ngôi báu. Và cuối cùng là ngày 21.1.1793, vua Louis XVI bị hành hình trên máy chém và sau đó là Hoàng hậu.
2. Chiếc xe của tài tử James Dean
Tháng 9.1955, diễn viên Hollywood đang lên, thần tượng của phái nữ là James Byron Dean tử nạn ngay trong chiếc xe thể thao Porsche 550 Spyder của mình. Chưa hết, chiếc xe còn là thảm họa cho những ai dám đụng đến nó. Ví dụ khi đưa chiếc xe ra khỏi nơi tai nạn đến ga-ra sửa chữa, động cơ bất thần trượt ra ngoài, rơi trúng chân một thợ máy, biến anh này thành phế nhân. Rồi vị bác sĩ mê đua xe Troy McHenry mua động cơ của nó về lắp vào xe đua của mình cũng bỏ mạng không lâu sau trên đường đua. Mua lại chiếc xe với giá rẻ như cho, tay đua William Eschrid cùng chịu chung số phận. Khi người ta đem chiếc Porsche đi sửa chữa, nó lại làm cho ga-ra cháy rụi hoàn toàn.
Tuy vậy, “chiếc xe lời nguyền” vẫn được đem ra trưng bày ở trường trung học Sacramento. Lần này nó trượt khỏi điểm trưng bày, làm vỡ xương hông một khách tham quan. Khi xe được chuyển đến Oregon, rờ-moóc chở nó bất ngờ tách ra, đâm sầm vào một cửa hiệu làm vỡ nhiều thứ bên trong. Cuối cùng năm 1959, chiếc xe bất ngờ rã thành 11 phần khi nằm trên giá đỡ bằng thép, dù chẳng có ai đụng đến nó.
3. Viên đạn oan nghiệt
Năm 1883, cô bạn gái của tay chơi Henry Ziegland tự sát khi tình yêu của họ sắp tan vỡ. Đau đớn và tức giận, anh trai của cô đã dùng súng bắn gã sở khanh, nhưng viên đạn chỉ sượt qua mặt Ziegland, găm vào thân cây đằng sau anh ta. Vài năm sau, “họa vô đơn chí”, Ziegland được giao nhiệm vụ đốn bỏ cái cây khổng lồ đó. Để dễ dàng cho công việc, anh ta nhét mấy ống thuốc súng vào gốc cây và kích nổ. Viên đạn ém trong cây năm nào bay thẳng vào đầu Ziegland, giết chết anh ta tại chỗ.
4. Sự trùng hợp không giải thích nổi
Những cặp sinh đôi có cuộc đời giống nhau là chuyện bình thường, nhưng giống nhau như 2 anh em song sinh ở bang Ohio (Mỹ) thì độc nhất vô nhị.
Mồ côi cha mẹ, hai người được 2 gia đình không quen biết và không hề quan hệ với nhau bao giờ nhận về làm con nuôi. Nhưng không hiểu thần giao cách cảm thế nào, cả hai đều được đặt tên là James, lớn lên trong cùng một thành phố, cùng học ngành cảnh sát, cùng có sở trường vẽ cơ khí, làm đồ mộc, và cùng cưới vợ có tên Linda. Làm như chưa đủ, con trai đầu của hai anh em cùng mang tên James Alan và con thứ hai cùng tên James Allan. Họ cùng ly dị vợ cũ và cưới cô vợ sau tên Betty. Điên đầu hơn nữa, hai chú *** cưng của họ cũng chung tên Toy. 40 năm xa cách, khi tái ngộ, hai anh em hết sức kinh ngạc về sự trùng hợp trên.
5. Bi kịch trên biển cả
Nhà văn Mỹ viết truyện kinh dị nổi tiếng Egdar Allan Poe thế kỷ 19 có một tác phẩm mang tên Chuyện kể của ngài Arthur Gordon Pym nói về 4 người đàn ông của 1 vụ đắm tàu. Lênh đênh trên thuyền cứu nạn nhiều ngày, ba người đồng mưu giết và ăn thịt gã bồi tàu tên Richard Parker để cứu mình. Năm 1884, bi kịch tái diễn với chiếc thuyền buồm Mignonett khi 3 người sống sót trên xuồng cứu hộ cũng giết và ăn thịt người thứ 4 có tên Richard Parker. (more…)
Vào quán uống nước, em luôn gọi café đen. Anh luôn gọi café sữa.
Người ta mang nước ra, luôn luôn nhầm lẫn. Anh café đen. Em café sữa. Em nhanh tay đổi 2 món. Người bồi bàn đứng ngẩn ra, mặt đầy vẻ thắc mắc. Anh cười trừ. Đợi người ta đi, anh trách: “Sao không để người ta đi rồi em hãy đổi? Làm mất mặt anh quá!!!” Em cười phá lên: “Đằng nào cũng vậy. Đâu có gì mắc cỡ!”. Em con gái mà lại thích café đen. Anh con trai nhưng rất thích café sữa. Em bảo café đen nguyên chất, tuy đắng nhưng uống rồi sẽ mang lại dư vị, mà nếu pha thêm sữa thì sẽ chẳng còn cảm giác café nữa. Anh bảo café cho thêm tí sữa sẽ đậm mùi café hơn, lại còn cảm giác ngọt ngào của sữa…
Anh và em luôn thế. Khác nhau hoàn toàn.
Anh và em không yêu nhau. Đơn giản chỉ là bạn bè. Mà không, trên bạn bè 1 chút. Gần giống như tình anh em. Nhưng em không chịu làm em gái anh. Em bảo, em gái có vẻ phụ thuộc vào anh trai, có vẻ yếu đuối, có vẻ… hàng trăm cái “có vẻ” và em không đồng tình. Anh cũng không muốn anh là anh trai của em. Anh trai suốt ngày phải lo cho em gái, bị nhõng nhẽo, vòi vĩnh đủ thứ. Anh không thể kiên nhẫn. Lâu lâu em hẹn anh ra ngoài đi uống café. Em café đen, anh café sữa. Thỉnh thoảng buồn buồn anh lôi em đi vòng vòng, rốt cuộc cũng đến quán nước. Anh café sữa. Em café đen.
Anh có bạn gái. Bạn gái anh xinh xắn, rất dịu dàng, nữ tính. Đi với anh giống như 1 con thỏ non yếu ớt. Anh tự hào bảo, cô ấy không “ba gai”, bướng bỉnh như em. Em có bạn trai. Bạn trai em đẹp trai, galang, luôn chiều chuộng em. Đi với em, anh ấy không bao giờ khiến em tức chết. Em kiêu hãnh khoe, anh ấy thực sự là chỗ dựa vững chắc. 2 cặp thỉnh thoảng gặp nhau. Em vẫn café đen. Anh luôn café sữa.
Bạn trai em nói, anh đổi ly cho em. Em không chịu, café đen là sở thích của em. Bạn gái anh thắc mắc, anh không uống café đen như những người con trai khác. Anh nhún vai, café sữa hợp khẩu vị với anh. Trong lúc nói chuyện, thường thường anh và em vẫn cãi nhau. Bạn trai em luôn là người hòa giải. Bạn gái anh dịu dàng nói anh phải biết nhường nhịn con gái.
Cuối cùng anh là anh. Em vẫn là em. (more…)
Cái chết của Doreamon !
Tối qua ngồi lục lọi lại dữ liệu cũ, vô tình tìm thấy cái này, một bầu trời kỉ niệm cũ chợt ùa về, một thời tuổi thơ với mong ước về một thế giới tương lai hiện đại…
Tôi yêu Doreamon Nhớ lần đầu tiên đọc Doreamon là năm học lớp 5 …
Đôrêmon (tiếng Nhật: ドラえもん) là một truyện tranh hiện đại Nhật Bản của tác giả Hiroshi Fujimoto, bút danh là Fujiko F. Fujio về một chú mèo máy thông minh đến từ thế kỷ 22 để giúp một cậu bé hậu đậu và rất thích ngủ ngày tên là Nôbi Nôbita để Nôbita và con cháu của mình được nhờ trong tương lai thay vì bị khổ.
Câu truyện đã được ra mắt vào tháng 1 năm 1970.Các tập được đồng thời xuất bản trên 6 tạp chí.Có tất cả 1.344 câu chuyện đã được phát hành. Toàn bộ các tập được giữ trong Thư viện trung tâm Takaoka, Toyama, Nhật Bản, nơi sinh của ông Fujimoto. Tại Việt Nam, truyện tranh này được Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản từ năm 1992 (dịch từ bản tiếng Thái), khi chưa được phép tác giả. Sau khi Nhà xuất bản Shogakukan tại Nhật tỏ ý phản đối, nhà xuất bản Kim Đồng và nhà xuất bản Shogakukan có thương lượng vào năm 1996 sẽ trả toàn bộ tiền bản quyền. Tiền này được nhà xuất bản Shogakukan gửi tặng vào quỹ học bổng Đôrêmon.
Đôrêmon đã được trao tặng giải thưởng văn hóa Tezuka Osamu năm 1997.
Từ khi ra mắt đọc giả vào năm 1970, những tập truyện Đôrêmon đã được đóng thành 45 sách (1974-1996), có 80.000.000 ấn bản vào năm 1992. Thêm vào đó, Đôrêmon đã xuất hiện trong nhiều tranh truyện hiện đại khác của nhà xuất bản Shogakukan. Các truyện sau 45 tập này được xuất bản trong bộ Đôrêmon Thêm. Nỗ lực chiếu Đôrêmon trên hoạt hình vào năm 1973 không được nhiều người hưởng ứng cho nên Đôrêmon chỉ có hiện diện trên giấy cho đến 1979, khi hệ thống TV Asashi sản xuất một bộ phim hoạt hình Đôrêmon được phổ biến (1979 -). Bộ này trở thành rất phổ biến và “cơn sốt Đôrêmon” xuất hiện khắp Nhật Bản. (more…)
Nhớ lại hồi H2Q còn là nhãi nhép, không biết từ đơn vị đầu tư nào mà liên tục trên các phương tiện truyền thông xuất hiện scandal giữa H2Q với MyTa, nguyên nhân là do fan của 2 bên… chửi lộn.
Thì đại loại MyTa nhà ta lo sợ trước sự xuất hiện của H2Q nên đã cạnh tranh không lành mạnh với H2Q, suốt ngày bỏ công ra trù dập H2Q như cho fan sỉ vả, chỗ nào có H2Q thì MyTa không hát… Trù dập đâu không thấy, chỉ thấy suốt ngày hình của H2Q chường lên mặt báo kế bên MyTa với những tuyên bố siêu tự tin dạng “MyTa không là cái đinh gì cả”…
Kết cuộc của scandal này là H2Q từ một noname-singer rùng rùng nhảy lên vị trí mới khi suốt ngày được so trực tiếp với một siêu sao trong tâm thế là siêu sao kiêng dè sợ sệt với noname-singer này.
Trong quá trình so sánh kiểu ngang kèo như vầy, qua liên tục nhiều bài báo, những giá trị ngầm định được đưa vào lòng công chúng theo một chủ ý sắp xếp trước. Thông qua đó, chỉ cần những nổ lực vừa phải, cộng với những đầu tư vừa phải, ban bệ của H2Q đã tạo dựng được vị trí cho cô.
Đây có thể xem là một vụ scandal thành công mỹ mãn.
Một ca sĩ scandal thời vụ khác có thể kể đến là Cờ. Ngay trước “Mua show”, người ta liên tục thấy cô xuất hiện trên mặt báo với scandal khủng bố tin nhắn điện thoại.
Ngay sau “Mua show” là scandal với một phóng viên mảng văn nghệ, khi cho rằng phóng viên này đã dùng blog riêng để hạ thấp uy tín, danh dự, nhân phẩm của cô, đồng thời đã huỷ hoại toàn bộ công trình sự nghiệp cả cuộc đời cô và quyết định kiện ra toà nhằm phục hồi lại danh dự, nhân phẩm cho mình.
Những fan hâm mộ sau thời gian lơ là với idol của mình, đã được đánh động bởi xúc cảm nghịch cảnh, tự nhen nhóm lại phong trảo ủng hộ idol và hàng loạt những hoạt động ủng hộ idol được triển khai, để lại nhiều hệ quả lố bịch trong cộng đồng ảo lẫn đời thực.
Song song với scandal là hàng loạt những ảnh photoshop của cô được đính kèm cùng những thông tin về album sắp phát hành. Không biết vô tình hay hữu ý, mà báo chí Việt Nam đang hồn nhiên trở thành công cụ PR để cô thao túng, hồn nhiên tốn diện tích báo để PR không công cho cô.
Hiệu quả của series scandal này về tổng thể thế nào thì không rõ, riêng trong những bạn bè thân hữu mà tôi tiếp xúc, hầu hết đều nhận định rằng: “Nó hết thời và đang giãy chết”, “Hát càng lúc càng dỡ, không thấy cải thiện, chỉ thấy suốt ngày scandal vớ vẩn”… Tôi mà mở nhạc của Cờ nghe là thế nào cũng bị chỉ trích: “Ông còn nghe cái loại rẻ tiền này sao? Tắt đi! Muốn nghe đợi tui đi khỏi rồi hãy mở!”
Đây có thể xem là một chuỗi scandal bài bản, nhưng hiệu quả lại không như mong muốn, có thể do vụ việc để khuấy động quá nhảm nhí và động cơ quá lộ liễu, gây phản cảm. (more…)