Home Assistant là gì ? Có cần thiết trong triển khai Smart Home không ?

Published by Việt Coding on

1. Home Assistant là gì ?

[msg=info]Home Assistant – thường được viết tắt là HA hoặc HASS – là một chương trình phần mềm viết bằng ngôn ngữ Python, do vậy, nó có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành hiện nay. HA  theo dõi, điều khiển và tự động hoá các thiết bị trong mạng nội bộ của ngôi nhà của bạn – giúp bạn dễ dàng quản lý ngôi nhà của mình qua giao diện web của trình duyệt hoặc ứng dụng (app) trên smart phone.[/msg]

Nói một cách đơn giản thì HASS đóng vai trò như một quản gia / mama tổng quản 🙂

2. Home Assistant vs HASS.IO

[msg=help]Tôi thường nghe nói đến Home AssistantHASS.IO. Chúng là một hay khác nhau ?[/msg]

Chúng khác nhau !

Khi nói đến Home Assistant chúng ta ý muốn nói đến một instance HA chạy độc lập (standalone). Có thể hiểu như là một phần mềm (Word, Excel,…) chạy trên một hệ điều hành như Windows, macOS, Linux,…

Ngược lại, HASS.IO bao gồm Home Assistant và những công cụ (tools) chạy trên Raspberry Pi hoặc máy tính mà không cần cài đặt hệ điều hành trước. Nôm na HASS.IO bao gồm luôn HĐH trong đó rồi.

Chi tiết các bạn có thể tham khảo thêm ở trang FAQ của Home Assistant.

[msg=author] Xin được nói trước luôn là trong toàn bộ series này, Việt Coding sử dụng Home Assistant chạy trên Docker. Hoàn toàn không sử dụng HASS.IO. Do đó, không thể hỗ trợ cũng như giải đáp các vấn đề phát sinh của bạn đọc sử dụng HASS.IO[/msg]

3. Chúng ta cần Home Assistant để làm gì ?

[msg=author]Để triển khai Smart Home, thực chất có hay không có HA cũng không ảnh hưởng gì !!![/msg]

Đúng như vậy. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng phân tích nhé.

3.1 Không sử dụng HA:

Chúng ta hoàn toàn có thể cấu hình và điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà như đèn, quạt, máy lạnh, công tắc, robot hút bụi, tivi, camera,… thông qua app của nhà sản xuất. Ví dụ Xiaomi có app Mi Home, Broadlink có app IHC, SOnOff có app eWeLink,…

Điểm thuận lợi là không cần cài đặt HA và một số thứ linh tinh đi kèm. Điều đó đòi hỏi một trình độ kỹ thuật nhất định. Nó giúp cho mọi việc đơn giản hơn.

Điểm bất lợi là trên điện thoại của chúng ta phải cài rất nhiều app để control từng nhóm thiết bị của từng nhà sản xuất. Đôi khi lục tìm trong một chục app cũng là một trải nghiệm tệ hại. Chúng ta gần như không thể tạo một mối liên kết giữa các thiết bị này để nó hoạt động cùng với nhau. Ví dụ: Không thể cấu hình cảm biến cửa mở của Xiaomi để bật đèn với công tắc SOnOff được.

Điểm bất lợi kế tiếp là các thiết bị thông minh có máy chủ (server) điều khiển ở nước ngoài. Khi “cá mập cắn cáp” là chúng ta mất mọi điều khiển qua app do không có kết nối Internet hoặc có nhưng tín hiệu chập chờn không ổn định.

3.2 Sử dụng HA:

Như Việt Coding có nói ở trên, HA đóng vai trò như tổng quản trong nhà của bạn. Kiểu như Jarvis Assistant của Tony Stark. HA được xây dựng để có thể tích hợp rất rất nhiều thiết bị smart của các nhà sản xuất khác nhau hoặc của nhiều hệ sinh thái Smart Home lại với nhau.

Điểm bất lợi: Bạn phải có một trình độ kỹ thuật nhất định để cài đặt, cấu hình cho HA hoạt động trơn tru. Thỉnh thoảng (thật ra là nhiều :p) bạn phải viết “code” để tuỳ biến HA. Có thể nói HA chống chỉ định với người dùng thông thường.

Kế tiếp là để vận hành HA cần có thêm một máy vi tính để cài đặt HA vận hành trên đó. Tốn thêm tiền điện 🙂 Tất nhiên có thể cài HA trên máy tính tí hon ví dụ như Intel NUC hay Raspberry Pi/Orange/Zero để giảm chi phí điện mỗi tháng nên điểm bất lợi này có thể xem như không đáng kể.

[msg=info]Trong Series Smart Home này, Việt Coding vận hành HA trên Raspberry Pi chạy hệ điều hành Raspbian. Có hẳn một series nhỏ dành riêng nói về Raspberry như cài đặt hệ điều hành, cấu hình bảo mật,… Mời các bạn xem nhé.[/msg]

Còn Điểm thuận lợi ? Ôi trời ! Không biết bao nhiêu mà kể 🙂

HA như đầu não của ngôi nhà thông minh. Nó giúp quản lý thông nhất mọi thiết bị trên cùng một giao diện quản lý. Nó giúp các thiết bị “khác cha khác mẹ” kết nối lại và cùng làm việc với nhau một cách thân ái.

HA cài đặt trong mạng nội bộ nhà bạn. Nếu đường Internet quốc tế bị mất, bạn vẫn điều khiển được Smart Home của bạn bằng đường Internet trong nước. Trường hợp lỗi nặng đến mức các DNS Server quốc tế “tèo” luôn thì ít nhất bạn vẫn điều khiển được khi dùng mạng LAN trong nhà. Điều này không làm được đối với cách 3.1.

[msg=help]Cá nhân Việt Coding sẽ chọn lựa Smart Home với Home Assistant. Còn bạn thì sao ?[/msg]

[msg=info]Theo dõi tiếp các bài viết khác trong Series Smart Home[/msg]


Việt Coding

Là một người đam mê lập trình, tôi vọc vạch đủ thứ liên quan đến lập trình cho thoả chí tò mò. Hiện làm chủ yếu ở mảng phát triển ứng dụng di động cho iOS và Android với React Native. Thỉnh thoảng vọc vạch mấy thứ liên quan đến Internet of Things như Smart Home. Đang nghịch mấy con Raspberry Pi và thấy nó cũng thú vị :)

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *