Tối ưu hoá và tuỳ biến Windows 7 với 7Tweak
Nếu bạn có nhu cầu tuỳ biến Windows 7 để tối ưu hoá cho nhu cầu công việc của mình, cũng như tuỳ biến các thiết lập của nó thì bạn có thể Read more…
Nếu bạn có nhu cầu tuỳ biến Windows 7 để tối ưu hoá cho nhu cầu công việc của mình, cũng như tuỳ biến các thiết lập của nó thì bạn có thể Read more…
Start Registry Editor. Locate and then click the following registry subkey: HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Control\TerminalServer\WinStations\RDP-Tcp\PortNumber On the Edit menu, click Modify, and then click Decimal. Type the new port number, and then click OK. Quit Registry Editor.
To enable the Windows 7 administrator account: net user administrator /active:yes To disable the Windows 7 administrator account: net user administrator /active:no To change the password of the Windows 7 administrator account: Net user administrator Read more…
IIS (Internet Information Services) là một webserver rất nổi tiếng của Microsoft được tích hợp sẵn trong các hệ điều hành Windows như Windows 2000, Windows XP Professional, Windows Server 2003 (IIS6) Windows 7, Windows Read more…
Trong bài viết nhỏ hôm nay, tôi sẽ giới thiệu sơ lược đến các bạn các bước cài đặt IIS trên Windows XP. Với IIS, bạn có thể tạo một webserver chạy ASP/ASP.NET hoặc PHP Read more…
Chào các bạn,
Sau loạt bài phân tích của về vấn đề vi phạm bản quyền Phần mềm của chương trình diệt virus nổi tiếng, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của Việt Nam, tôi cảm thấy nên bắt đầu (muộn còn hơn không ) tìm cách “thích ứng” với vấn đề nóng bỏng này và bắt đầu hành trình tìm kiếm tìm kiếm những sản phẩm thay thế, có thể vượt trội hoặc thua kém chút ít so với những sản phẩm mà tôi đang dùng.
– Hệ điều hành:
Thật may mắn, cơ quan tôi có mua bản quyền cho toàn hệ thống (Volume License Key) và nhân viên thuộc hệ thống có thể sử dụng Windows XP SP2 và Windows Server 2003
– Ứng dụng văn phòng :
Microsoft Office 2007 (Word, Excel, PowerPoint, không có Access) cũng thuộc Volume License Key cho nhân viên hệ thống. Tuy nhiên vì nó ngốn tài nguyên hệ thống quá nhiều nên tôi vẫn đang dùng bản lậu 2003 (Word, Excel, PowerPoint, Access, Visio và FrontPage). Tôi cũng chưa quen lắm với việc dùng OpenOffice (http://www.openoffice.org/)
– Nén / Giải nén file :
Từ giã WinRAR – gắn bó với tôi từ hồi học đại học để chuyển sang 7-zip (http://www.7-zip.org/) Giao diện có vẻ không bắt mắt lắm, nhưng có một số tùy chọn được nén tốt hơn hẳn so với WR
– Bộ gõ tiếng Việt :
Ở đây tôi có 2 lựa chọn :
1- Unikey : miễn phí và thông dụng nhất hiện thời (http://www.unikey.org/)
2- Vietkey 2000 : Đây là phiên bản special buit dành tặng cho member của diễn đàn tin học (http://vninformatics.com)
Tôi chọn dùng Unikey !
– Media :
Có sẵn Windows Media Player đi kèm !
– Trình duyệt web :
– Mozilla FireFox : trình duyệt theo tôi là số 1 hiện nay. (http://www.mozilla.com/firefox/)
– Internet Explorer 7 : đi kèm theo Windows, tôi rất ít xài thằng này
– Thỉnh thoảng cần fake IP thì dùng Avant Browser (http://www.avantbrowser.com/) vì thằng này đổi proxy nhanh. (more…)
I. Lời nói đầu
Ngày nay, cùng với tốc độ của sự phát triển về công nghệ thông tin, các loại mã độc (virus, trojan,…) cũng nương theo đó với tốc độ phát triển xấp xỉ hoặc nhanh hơn nhiều. Ngoài nguồn gốc lây nhiễm chính từ Internet (các trang web chứa mã độc :crack, hack, XXX,…) hiện nay, một nguồn lây khác còn kinh khủng hơn nhiều. Đó là các thiết bị lưu trữ di động (trong bài viết này, tác giả gọi chung là thiết bị USB)
Nếu trước kia, với giá cả gần cả triệu đồng, USB là thứ hàng xa xỉ mà chỉ có dân IT mới dám sắm sửa đeo tòn teng trước ngực. Tôi còn nhớ lúc đại học, cầm trong tay chiếc USB 32 MB thôi cũng là “oách” lắm rồi. Công nghệ phát triển. Dung lượng ổ USB tăng lên chóng mặt (64, 128, 256, 512, 1 GB, 2 GB, 4 GB…) giá cả thì thả dốc không phanh. Bây giờ nếu bạn thấy bà hàng tôm hàng cá nói chuyện với nhau kiểu như vầy : “Này, mai tôi đưa bà cái u-ết-bi bà về chép để tôi xem cô Vàng Anh Vàng Em gì đó ra sao nhé !” thì cũng chớ có ngạc nhiên .
Với hiểu biết rất ít về cách sử dụng, bảo quản USB, hiện nay phần đông số người dùng đều không biết đang vô tình tiếp tay cho sự lây lan mạnh mẽ của các đoạn mã độc qua chiếc USB xinh xăn của mình.
II. Nguyên nhân chính gây ra sự lây lan :
Tại sao chiếc USB vô cùng xinh xắn, vô cùng tiện lợi, vô cùng nhỏ gọn,… lại tiềm ẩn trong nó một nguy cơ “chết người”, ủa nhầm , “chết máy (tính)” như vậy ?
Nguyên nhân nằm ở một tập tin có tên là Autorun.inf. Đây nguyên gốc là một tập tin vô hại, hỗ trợ cho việc tự động chạy một số tập tin nào đó mỗi khi ta cắm USB vào máy. Nhưng điểm tiện lợi đó lại được các lập trình viên ác ý sử dụng như là một công cụ phát tán các đoạn mã độc. Và vì thế, bỗng chốc autorun.inf trở thành một kẻ phá hoại đáng ghét ! Bây giờ với một người dùng có chút kinh nghiệm, họ sẽ tá hỏa và “đì-nít” ngay lập tức khi thấy nó xuất hiện trên một ổ đĩa nào đó trên máy tính. Cách phòng chống thủ công đó đôi khi lại có hiệu quả, ít ra là khi đó chúng ta có thể tạm thời “chung sống hòa bình” với đoạn mã độc trên máy cho đến khi tìm ra cách “nhổ cỏ tận gốc”
Tuy vậy, đôi khi việc loại trừ các tập tin autorun.inf lại không đơn giản. Nhất là khi đoạn mã độc đã kích hoạt và “khóa cứng” để bảo vệ nguồn “cộng sinh” của nó. Mọi nỗ lực cố gắng xóa bỏ đều nhận được một thông báo lạnh lùng “Access denied“. Và sẽ mất rất nhiều thời gian khi cứ ít lâu lại duyệt từng ổ đĩa để tìm và xóa bằng tay ? Ước gì có một chương trình tự động làm thao tác đó nhỉ ?
MicroSYNC.Autorun.Detetor ! (MSAD) (more…)