Thực trạng IT Việt Nam qua một bài viết của GS.Nguyễn Văn Hiền

Published by Việt Coding on

Thưa các anh chị,

Tôi có nhiều buổi nói chuyện với các bạn tôi và một số người về điều mà VN chúng ta đang đặt ra các con số. Con số 20,000 tiến sỹ rồi 1 triệu kỹ sư CNTT. Tất cả chỉ vì một mục đích 1 tỷ USD quá kém cõi.

Việc đặt ra 1 triệu kỹ sư CNTT và 20,000 tiến sỹ là con số khổng lồ, vượt quá khả năng hiện tại của VN trong ít nhất 15 năm tới. Con số này trở thành không tưởng nếu chúng ta nhìn lại về hệ thống đào tạo trên thế giới và VN. Hai khả năng quá xa vời này đang tạo nên một lỗ hỗng an ninh quá cao cho nguy cơ “Tiến sỹ giấy”, phá hoại nội lực và kinh tế đất nước là rất có thể.

Và chúng ta lại có những báo cáo mang tính “nhầm lẫn” quá đáng khi nói rằng việc vượt qua 4 lần doanh thu về CNTT (500 triệu USD) so với năm 2003 (là 120 triệu) là con số đáng mừng? Chúng ta cần xem năm 2006 chúng ta làm được gì và năm 2007 chúng ta đã làm được gì và thực tế cho chúng ta thấy chúng ta đã suy yếu thế nào. Từ đây, hãy có một tầm nhìn khác cho một đột phá CNTT Việt Nam.

Phần mềm VN là “không có gì” ngoài cái vỏ bộc thô thiển trong “vấn nạn” nguỵ trang về “gia công phần mềm”. Tôi ước tính con số để các anh chị thấy rằng, gia công hiện tại không phải có khả năng lợi nhuận.

1) Năm 2007, FCGV từ 650 lập trình viên giảm còn 450 lập trình viên. Điều tệ nhất là, hầu hết các lập trình viên có kinh nghiệm đề ra đi. Doanh thu công ty này không đạt chỉ tiêu và phải đối diện với việc “phá sản”. Cuối cùng, FCG ở Mỹ quyết định bán cho CSC. Con số hiện nay của họ là 500 lập trình viên. Đi xuống!

2) PSD – do anh Thịnh làm chủ thì cho rằng năm 2007 là một năm tồi tệ nhất. Thua lỗ, cắt giảm nguồn nhân lực và “tìm cách để sống qua ngày” là chiến lược của CNTT.

3) TMA – Ông Nguyễn Hữu Lệ: Tạm bằng lòng với chỉ tiêu 750 kỹ sư. Trong khi đáng ra công ty này cần vượt qua con số 1200 kỹ sư. Lý do, tài chính và nguồn dự án bị đóng băng tại Bắc Mỹ (Canada)

4) Tân thiên niên Kỷ và IITS thì bị lỗ nặng và hai công ty với con số gần 100 lập trình viên buộc phải sát nhập lại nhau để cố giữ được tên công ty.

5) GlobalSoft: Một năm của những ảm đạm nhất chưa từng thấy.

Nếu anh chị đi qua eTown 1,2 sẽ thấy sự trống rỗng còn đó của các building mà trước đó rất khó mà thuê.

Trả lời câu hỏi vì sao Harvey Nash không tuyển nhân viên vào lấp kín buidling mình (hiện nay tại eTown 2, công ty này đang có 75 lập trình viên trong khi họ có khả năng lấp đầy building với trên 150 lập trình viên) thì họ cho rằng, họ không muốn đổ vỡ theo bánh xe CNTT Việt Nam hiện tại.

Chúng ta đã quá tự hào vào cái đêm “Giải Sao Khuê”. Tôi đáng buồn cho các nhà tổ chức đang vẽ ra một bức tranh mà họ chưa nhận thấy điều này. Có những công ty lỗ nặng nề cũng ôm trên tay chiếc cúp. Sao mà khó xem thế… sự dối trá sẽ là điều tàn ác nhất, phá huỷ kinh tế của một đất nước đang hồi sinh.

Thưa các anh chị,
Chúng ta không nên đạt ra những con số để làm mục tiêu tăng trưởng. Con số 1 triệu kỷ sư CNTT để có doanh thu 1 tỷ USD là quá thấp về tính kinh tế trong khi khó tưởng với nguồn nhân lực VN.

Chúng ta đang khủng hoảng về gia công phần mềm vì chúng ta đang “làm mướn” mà thôi. Gia công VN đang chôn vùi tri thức trẻ sáng tạo, chôn vùi sự sáng tạo vốn đòi hỏi các bạn phải nỗ lực gấp nhiều lần. Gia công đang làm nhân lực VN xem rẽ giá trị chính mình để luyện giọng tiếng anh nói “bập bẹ” và ghép mình vào những “quy trình kiễu CMMI – 5 dối trá” làm tê liệt đi khả năng chủ động sáng tạo CN mà chính điều này mới là giá trị thực.

Tôi mong rằng, chính sách của Chính phủ VN sớm nhìn thấy một cách rõ ràng về giá trị nội lực và chiến lược sáng tạo mới là thúc đẫy hướng gia công. Chúng ta đang đi ngược lại tính tự nhiên và ép mình như việc ép con em chúng ta đọc thuộc lòng bài lịch sữ. Hãy cho tri thức trẽ những sáng tạo và đó là giá trị kinh tế thực sự mà tổ quốc cần.

GS. Nguyễn Văn Hiền

(Bài được trích dẫn từ email của nhóm trao đổi ICT-VN)

(Sưu tầm từ blog của namdh – http://my.opera.com/namdh/blog/show.dml/2217211)


Việt Coding

Là một người đam mê lập trình, tôi vọc vạch đủ thứ liên quan đến lập trình cho thoả chí tò mò. Hiện làm chủ yếu ở mảng phát triển ứng dụng di động cho iOS và Android với React Native. Thỉnh thoảng vọc vạch mấy thứ liên quan đến Internet of Things như Smart Home. Đang nghịch mấy con Raspberry Pi và thấy nó cũng thú vị :)

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *