Khởi đầu: “Biến” đèn thông thường thành đèn smart với công tắc thông minh SOnOff – Phần 1

Published by Việt Coding on

Xin chào các bạn,

Để tiếp tục Smart Home Series, Việt Coding cùng với các bạn đi đến xuất phát điểm: thay thế công tắc thông minh có wifi cho công tắc thường để biến đèn trong nhà thành smart.

Trước khi đi vào phần chính, Việt Coding muốn có đôi lời phi lộ. Để các bạn có thể hiểu được do đâu đang yên đang lành code React Native, Việt Coding lại xông pha dấn thân sang lĩnh vực Smart Home này.

1. Mở bài:

Ngôi nhà của Việt Coding có một cái sân (như bao nhiêu ngôi nhà khác 🙂 ). Như bao nhiêu cái sân khác, sân nhà Việt Coding cũng có cổng và cửa chính để vào nhà. Trong sân cũng có một cái đèn (như bao nhiêu cái đèn trong cái sân khác 🙂 ). Vấn đề nằm ở cái đèn này. Do sơ sót lúc đi hệ thống điện, công tắc, cái đèn này chỉ có thể mở được khi đã mở cửa vào nhà. Còn đứng ở bên ngoài thì vô phương 🙁 Chính vì vậy, gặp những hôm đi về trễ – tầm 20 giờ hơn – là cái sân cái tối om, phải lọ mọ hì hục mở mấy cái khoá mới vào được nhà để bật đèn. Điều này vừa bất tiện và nguy hiểm ở thời buổi ngày nay.

Sau khi biết đến khái niệm Smart Home – mà Việt Coding cứ nghĩ chỉ có trong phim giả tưởng – Việt Coding quyết định thay đổi cái đèn này cho này cho nó hoạt động thuận tiện hơn – chứ chưa cần sờ mát sờ miếc gì cả.

Có bạn sẽ thắc mắc sao không đơn giản là đi thêm dây điện và công tắc cho đèn sân cho nhanh ? Việt Coding không muốn đi dây nổi + nẹp lằng nhằng sẽ rất xấu. Và Việt Coding vốn là dân dev nên cũng thích mày mò vọc vạch đó mà. Nếu như vậy thì không có loạt bài viết Smart Home trên blog Việt Coding rồi. 😀

2. Tuỳ chọn “Đèn cảm biến chuyển động” thì sao ?

Dành khoảng đâu gần tuần để nghiên cứu, đầu tiên, Việt Coding nghĩ đến các loại đèn có cảm biến chuyển động Yeelight Mục đích khi có người mở cổng bước vào sân đèn sẽ bật sáng và sau vài chục giây không có chuyển động đèn sẽ tự tắt. Đây có vẻ là lựa chọn khá hợp lý. Dù vậy sau khi đi xem tận mắt loại đèn này, Việt Coding đã thay đổi quyết định không dùng đèn cảm biến này. Vì một số nguyên nhân sau:

  • Đèn cảm ứng không có kích thước vừa với khung (chuôi) đèn hiện đang dùng trong sân. Nếu thay đổi phải khoan đục rất phiền phức.
  • Giả sử có gắn được đèn cũng không tiện vì sân nhà Việt Coding khá nhỏ (chỉ khoảng ~ 1mét chiều rộng). So với thông số tầm phủ cảm ứng của đèn (theo giới thiệu là 3 mét – hình dưới) thì chỉ cần có người đi ngang cổng là đèn cũng có khả năng bật sáng không đúng chủ định.

[img]https://mistore.com.vn/wp-content/uploads/2018/08/Đèn-trần-cảm-biến-chuyển-động-Yeelight-LED-10.jpg[/img]

3. Tuỳ chọn công tắc thông minh được không nhỉ ?

Và như vậy, Việt Coding phải tính đến một phương án khác khác. Đó là sử dụng công tắc thông minh. Loại công tắc có thể điều khiển qua wifi và qua app điện thoại. Với app điều khiển trên diện thoại có thể thêm được lịch hẹn giờ tắt mở đèn khá là phù hợp với Việt Coding. Ví dụ: Việt Coding có thể hẹn giờ tự động bật đèn lúc 18:30 và tắt lúc 22:00.

Với các tiện ích của công tắc thông minh đã nói ở trên, việc thay thế cho công tắc thường rõ ràng mang lại những lợi ích mà Việt Coding mong muốn.

4. Lựa chọn công tắc thông mình nào cho phù hợp ?

Hiện tại, trên thị trường sôi động của thiết bị Smart Home, có ít nhất 4 loại công tắc thông minh đang được thương mại hoá và 2-3 loại đang được thử nghiệm phát triển. Sau khi tìm hiểu thông tin, Việt Coding quyết định chuột bạch với công tắc thông minh SOnOff Touch T1 US loại 3 gang (3 nút bấm) vì nó khá phổ biến và giá cũng mềm – lỡ mua về xài không được vứt cũng không tiếc mấy 😀

5. Nếu bạn lựa công tắc SOnOff hãy lưu ý những điểm sau:

Việt Coding có viết một bài về những điểm chú ý khi lựa chọn công tắc SOnOff. Khuyến nghị các bạn nên xem qua để hiểu rõ hơn về SOnOff và chức năng của nó tránh bị mua nhầm.

Như vậy, sau khi đã cân nhắc, Việt Coding mua công tắc SOnOff đã flash firmware Tasmota với giá 319.000. Và do yêu cầu giao gấp nên tốn thêm tiền ship GoViet 54.000 nữa. Nếu bạn đọc bài viết ở phần lưu ý phía trên sẽ phát hiện ra Việt Coding tốn thêm 200.000 đ cho việc đi thêm 1 đoạn dây nguội ngắn củn lủn 🙁

6. Lắp đặt:

Sau khi thi công, công tắc thông thường đã được thay thế thành công tắc thông minh như sau:

[img]https://i.imgur.com/glN1sKi.jpg[/img]

Công tắc thường đã được thay bằng công tắc thông minh SOnOff. Sẵn sàng cho những thử nghiệm đang chờ sẵn phía trước. Mời bạn xem tiếp phần 2 của bài viết triển khai công tắc thông minh SOnOff.

Các bạn có thể theo dõi danh mục Smart Home Series ở đây hoặc đăng ký nhận tin qua email ở ngay bên dưới bài viết này để có thể theo dõi kịp thời bài mới trên blog nhé.

Quảng cáo tài trợ


Việt Coding

Là một người đam mê lập trình, tôi vọc vạch đủ thứ liên quan đến lập trình cho thoả chí tò mò. Hiện làm chủ yếu ở mảng phát triển ứng dụng di động cho iOS và Android với React Native. Thỉnh thoảng vọc vạch mấy thứ liên quan đến Internet of Things như Smart Home. Đang nghịch mấy con Raspberry Pi và thấy nó cũng thú vị :)

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *

To create code blocks or other preformatted text, indent by four spaces:

    This will be displayed in a monospaced font. The first four 
    spaces will be stripped off, but all other whitespace
    will be preserved.
    
    Markdown is turned off in code blocks:
     [This is not a link](http://example.com)

To create not a block, but an inline code span, use backticks:

Here is some inline `code`.

For more help see http://daringfireball.net/projects/markdown/syntax