Cái chết của Doreamon

Cái chết của Doreamon !

Tối qua ngồi lục lọi lại dữ liệu cũ, vô tình tìm thấy cái này, một bầu trời kỉ niệm cũ chợt ùa về, một thời tuổi thơ với mong ước về một thế giới tương lai hiện đại…

Tôi yêu Doreamon  Nhớ lần đầu tiên đọc Doreamon là năm học lớp 5 …

Đôrêmon (tiếng Nhật: ドラえもん) là một truyện tranh hiện đại Nhật Bản của tác giả    Hiroshi Fujimoto, bút danh là Fujiko F. Fujio về một chú mèo máy thông minh    đến từ thế kỷ 22 để giúp một cậu bé hậu đậu và rất thích ngủ ngày tên là Nôbi    Nôbita để Nôbita và con cháu của mình được nhờ trong tương lai thay vì bị khổ.

Câu truyện đã được ra mắt vào tháng 1 năm 1970.Các tập được đồng thời xuất    bản trên 6 tạp chí.Có tất cả 1.344 câu chuyện đã được phát hành. Toàn bộ các    tập được giữ trong Thư viện trung tâm Takaoka, Toyama, Nhật Bản, nơi sinh của    ông Fujimoto. Tại Việt Nam, truyện tranh này được Nhà xuất bản Kim Đồng xuất    bản từ năm 1992 (dịch từ bản tiếng Thái), khi chưa được phép tác giả. Sau khi    Nhà xuất bản Shogakukan tại Nhật tỏ ý phản đối, nhà xuất bản Kim Đồng và nhà    xuất bản Shogakukan có thương lượng vào năm 1996 sẽ trả toàn bộ tiền bản quyền.    Tiền này được nhà xuất bản Shogakukan gửi tặng vào quỹ học bổng Đôrêmon.

Đôrêmon đã được trao tặng giải thưởng văn hóa Tezuka Osamu năm 1997.

Từ khi ra mắt đọc giả vào năm 1970, những tập truyện Đôrêmon đã được đóng thành    45 sách (1974-1996), có 80.000.000 ấn bản vào năm 1992. Thêm vào đó, Đôrêmon    đã xuất hiện trong nhiều tranh truyện hiện đại khác của nhà xuất bản Shogakukan.    Các truyện sau 45 tập này được xuất bản trong bộ Đôrêmon Thêm. Nỗ lực chiếu    Đôrêmon trên hoạt hình vào năm 1973 không được nhiều người hưởng ứng cho nên    Đôrêmon chỉ có hiện diện trên giấy cho đến 1979, khi hệ thống TV Asashi sản    xuất một bộ phim hoạt hình Đôrêmon được phổ biến (1979 -). Bộ này trở thành    rất phổ biến và “cơn sốt Đôrêmon” xuất hiện khắp Nhật Bản. (more…)

"Zing vs Yahoo!Messenger"

“Zing vs Yahoo!Messenger”

Nhớ lại hồi H2Q còn là nhãi nhép, không biết từ đơn vị đầu tư nào mà liên tục trên các phương tiện truyền thông xuất hiện scandal giữa H2Q với MyTa, nguyên nhân là do fan của 2 bên… chửi lộn.

Thì đại loại MyTa nhà ta lo sợ trước sự xuất hiện của H2Q nên đã cạnh tranh không lành mạnh với H2Q, suốt ngày bỏ công ra trù dập H2Q như cho fan sỉ vả, chỗ nào có H2Q thì MyTa không hát… Trù dập đâu không thấy, chỉ thấy suốt ngày hình của H2Q chường lên mặt báo kế bên MyTa với những tuyên bố siêu tự tin dạng “MyTa không là cái đinh gì cả”…

Kết cuộc của scandal này là H2Q từ một noname-singer rùng rùng nhảy lên vị trí mới khi suốt ngày được so trực tiếp với một siêu sao trong tâm thế là siêu sao kiêng dè sợ sệt với noname-singer này.

Trong quá trình so sánh kiểu ngang kèo như vầy, qua liên tục nhiều bài báo, những giá trị ngầm định được đưa vào lòng công chúng theo một chủ ý sắp xếp trước. Thông qua đó, chỉ cần những nổ lực vừa phải, cộng với những đầu tư vừa phải, ban bệ của H2Q đã tạo dựng được vị trí cho cô.

Đây có thể xem là một vụ scandal thành công mỹ mãn.

Một ca sĩ scandal thời vụ khác có thể kể đến là Cờ. Ngay trước “Mua show”, người ta liên tục thấy cô xuất hiện trên mặt báo với scandal khủng bố tin nhắn điện thoại.

Ngay sau “Mua show” là scandal với một phóng viên mảng văn nghệ, khi cho rằng phóng viên này đã dùng blog riêng để hạ thấp uy tín, danh dự, nhân phẩm của cô, đồng thời đã huỷ hoại toàn bộ công trình sự nghiệp cả cuộc đời cô và quyết định kiện ra toà nhằm phục hồi lại danh dự, nhân phẩm cho mình.

Những fan hâm mộ sau thời gian lơ là với idol của mình, đã được đánh động bởi xúc cảm nghịch cảnh, tự nhen nhóm lại phong trảo ủng hộ idol và hàng loạt những hoạt động ủng hộ idol được triển khai, để lại nhiều hệ quả lố bịch trong cộng đồng ảo lẫn đời thực.

Song song với scandal là hàng loạt những ảnh photoshop của cô được đính kèm cùng những thông tin về album sắp phát hành. Không biết vô tình hay hữu ý, mà báo chí Việt Nam đang hồn nhiên trở thành công cụ PR để cô thao túng, hồn nhiên tốn diện tích báo để PR không công cho cô.

Hiệu quả của series scandal này về tổng thể thế nào thì không rõ, riêng trong những bạn bè thân hữu mà tôi tiếp xúc, hầu hết đều nhận định rằng: “Nó hết thời và đang giãy chết”, “Hát càng lúc càng dỡ, không thấy cải thiện, chỉ thấy suốt ngày scandal vớ vẩn”… Tôi mà mở nhạc của Cờ nghe là thế nào cũng bị chỉ trích: “Ông còn nghe cái loại rẻ tiền này sao? Tắt đi! Muốn nghe đợi tui đi khỏi rồi hãy mở!”

Đây có thể xem là một chuỗi scandal bài bản, nhưng hiệu quả lại không như mong muốn, có thể do vụ việc để khuấy động quá nhảm nhí và động cơ quá lộ liễu, gây phản cảm. (more…)