Tìm hiểu các loại hosting thông dụng hiện nay

Published by Việt Coding on

Khi đã dấn thân vào nghiệp “chơi” web thì điều quan trọng mà chúng ta quan tâm đầu tiên đó chính là Hosting. Nó là nơi chứa đựng dữ liệu quan trọng của chúng ta, bao gồm mã nguồn web, cơ sở dữ liệu và hình ảnh, phim, nhạc và một số thứ khác. Trước khi bắt tay vào chọn mua một gói hosting, hãy cùng Việt Coding tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về web hosting. Qua đó, chúng ta sẽ có thêm một số hiểu biết để có thể lựa chọn hosting phù hợp cho nhu cầu của mình.

I. Khái niệm Web hosting

Web hosting hoặc có thể gọi ngắn gọn là hosting là khái niệm chỉ một không gian lưu trữ trên máy chủ đơn vị tính bằng Megabyte (MB). Không gian lưu trữ đó thực chất chính là dung lượng đĩa cứng trên máy chủ. Tuỳ vào gói hosting (package) mà dung lượng sẽ khác nhau. Ví dụ như 100, 500 MB hoặc lên đến hàng Gigabyte (GB). Ngoài dung lượng đĩa cứng, một số yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng:

Hệ điều hành (OS) của máy chủ : hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows. Giá cả của một gói hosting bị chi phối khá nhiều vào OS (có thể lên đến 40-50%). Hosting sử dụng Linux sẽ rẻ hơn vài lần so với hosting Windows. Hosting Linux thường sử dụng để chạy các web sử dụng mã nguồn PHP và CSDL MySql. Hosting Windows chạy các mã nguồn viết bằng ASP 3.0, ASP.NET và CSDL MS Access hoặc MS SQL Server.

Băng thông (Bandwidth, BW): là lưu lượng dữ liệu trao đổi qua lại giữa máy chủ và môi trường Internet. Ví dụ bạn chia sẻ một tập tin có kích thước 10 Mb và có 5 người download nó. Thì điều này có nghĩa bạn tốn 10 Mb dung lượng đĩa cứng để lưu trữ tập tin trên và BW của bạn đã sử dụng 5 x 10 = 50 Mb cho 5 người download nó.

Domains add-on: số lượng domain bạn có thể trỏ (point) tới hosting.

Email accounts: số lượng email đi kèm với hosting

FTP accounts: số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting.

Shared hosting

Shared hosting – lựa chọn của khá nhiều webmaster

II. Phân loại hosting:

Web hosting được phân chia thành rất nhiều loại tuỳ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng (khách hàng). Tựu trung lại có thể phân chia như sau:

1. Shared hosting ( chia sẻ): là gói hosting phổ thông và có giá rẻ hơn so với các loại khác. Hãy hình dung nhà cung cấp hosting có một máy chủ đặt tại data center, họ sẽ “chia nhỏ” tài nguyên của máy chủ này thành 5, 10,.. thậm chí đến 50 hoặc 100 phần nhỏ và cho khách hàng thuê phần nhỏ đó. Shared hosting phù hợp cho website nhỏ có lượng truy cập thấp, tài nguyên sử dụng không nhiều và vì thế giá thuê rất rẻ, trung bình khoảng 2-20 $/tháng tuỳ theo cấu hình.

+) Ưu điểm:

– Gía rẻ
– Không đòi hỏi nhiều hiểu biết về mặt kỹ thuật để quản trị. Bạn gần như không phải lo về các vấn đề như: vận hành, bảo trì, cấu hình máy chủ, cập nhật, sao lưu dữ liệu, …
– Nếu tài nguyên được phân chia không hợp lý hoặc gặp những nhà cung cấp xấu tính – họ gom càng nhiều khách hàng vào một máy chủ mà không tính đến việc quá tả – khi một website khác có lượng truy cập tăng đột biến, các website còn lại chung máy chủ đó sẽ bị chậm lại.

+)Khuyết điểm:

– Cấu hình thấp và tài nguyên hạn chế rất nhiều. Ví dụ chỉ cho add vào 1-2 domains, subdomain hạn chế ở 2-4, 1-2 CSDL,… Tài khoản bị tạm dừng (suppend) nếu “ngốn” quá nhiều CPU / RAM,…
– Dễ bị tấn công cục bộ (local attacking) từ những người dùng khác trên cùng server nếu người quản trị máy chủ đó là tay “gà mờ” trong việc cấu hình bảo mật.

2. Collocated hosting (thuê chỗ đặt máy chủ): Đây là dạng hosting mà khách hàng sẽ tự trang bi máy chủ của mình. Sau khi cài đặt và cấu hình hoàn thiện họ sẽ liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để thuê chỗ đặt máy chủ đó tại data center. Lúc này nhà cung cấp chỉ lo việc đảm bảo nguồn điện, hệ thống làm lạnh, đường truyền dữ liệu,… Khách hàng sẽ có toàn quyền quản lý máy chủ. Họ có thể cài đặt các phần mềm phục vụ cho công việc một cách tự chủ. Trong một số trường hợp hoặc tuỳ vào hợp đồng ký kết giữa hai bên, khách hàng có thể vào data center để thao tác trực tiếp trên máy chủ như cài đặt lại OS, nâng cấp phần cứng,… Nhà cung cấp sẽ đóng vai trò hỗ trợ rất nhỏ. Thích hợp cho website của các các công ty lớn.

Collocated hosting

Collocated hosting

Trong trường hợp hạn chế về mặt kỹ thuật, khách hàng có thể ký hợp đồng nhờ nhà cung cấp hỗ trợ trong việc vận hành, bảo trì,… máy chủ. Hoặc nếu không có khả năng đầu tư máy chủ riêng, khách hàng có thể sử dụng hai dịch vụ hosting khác là Dedicated Server hoặc Virtual Private Server.

+ Ưu điểm:


– Khách hàng có toàn quyền cài đặt và cấu hình theo nhu cầu. Giống như là Administrator trên chiếc máy để bàn của họ.

+ Khuyết điểm:

– Giá khá cao.

– Khách hàng phải người am hiểu về hệ điều hành tương ứng, cùng nhiều kiến thức về mạng, phần mềm, bảo mật. Họ sẽ phải cài đặt từ A đến Z, ví dụ như: cài Web server, FTP Server, dịch vụ DNS (Domain Name Server), cấu hình nhiều thông số khác nhau. Một người quản trị có tay nghề thấp có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tóm lại họ phải làm tất tần tật mọi thứ và trách nhiệm rất lớn lao.

3. Dedicated Server (máy chủ dùng riêng): Dạng hosting này gần giống với (2) nhưng ở đây khách hàng sẽ thuê máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Sau khi cài đặt hoàn tất theo yêu cầu trong hợp đồng, nhà cung cấp sẽ gửi cho khách hàng thông tin đăng nhập cho khách hàng để khách hàng có thể dùng chức năng quản trị từ xa kết nối vào máy chủ và làm những gì họ thích. Đây là loại hosting có giá thành đắt nhất trong các loại (còn tuỳ thuộc vào cấu hình máy chủ)

Dedicated hosting

Dedicated hosting

+) Ưu và khuyết điểm: tương đối giống (2)

4. Virtual Private Server (VPS) là máy chủ riêng ảo: Ở đây nhà cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ ảo hoá – thông dụng nhất hiện nay là Xen) chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trên mỗi máy chủ ảo, được cài đặt OS như một máy chủ thật và cho khách hàng thuê. Đây là một lựa chọn đứng giữa Shared Hosting và Dedicated Server.

Virtual Private Server diagram

VPS một sự lựa chọn cho những website tầm trung

+ Ưu điểm:

– Giống (2) nhưng giá cả “mềm” hơn Dedicated Server

+ Khuyết điểm:

– Giống (2)

Ngoài những hosting kể trên, còn một số loại hosting khác như sau (Nguồn: http://www.viettelidc.com.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newsid=dd235f13-84f3-4879-befc-3e3f35511839):

Free web hosting
Free web hosting là một dịch vụ lưu trữ miễn phí, thường được quảng cáo hỗ trợ. Free web hosting service thường sẽ cung cấp một tên miền phụ (yoursite.vietcoding.com) hoặc một thư mục (www.vietcoding.com/ ~ Yourname). Ngược lại, dịch vụ thu phí thường sẽ cung cấp một tên miền cấp thứ hai cùng với các máy chủ. Nhiều máy chủ miễn phí không cho phép sử dụng tên miền riêng.

Reseller hosting
Reseller hosting là một hình thức lưu trữ của máy chủ web mà chủ sở hữu tài khoản có khả năng sử dụng tài khỏan của mình để phân bổ lại ổ cứng lưu trữ và băng thông để lưu trữ các trang web thay mặt cho bên thứ ba. Các đại lý mua một phần không gian trên máy chủ sau đó họ bán cho khách hàng thu lợi nhuận.

Email hosting
Email hosting là một dịch vụ thư điện tử đặc biệt khác với các dịch vụ email miễn phí hỗ trợ email hay webmail miễn phí. Doanh nghiệp thường chạy các dịch vụ lưu trữ thư điện tử riêng (Email hosting) theo tên miền của họ để tăng uy tín và chứng thực các thông điệp mà họ gửi đi. Email hosting cho phép tùy chỉnh cấu hình và số lượng lớn các tài khoản.

Video hosting
Video hosting là dịch vụ lưu trữ cho phép các cá nhân để tải lên các video clip vào một trang web. Video máy chủ sau đó sẽ lưu trữ video trên máy chủ cho phép những người khác để xem đoạn video này. Các trang web, chủ yếu được sử dụng như là trang web lưu trữ video, thường được gọi là trang web chia sẻ video.

Image hosting
Image hosting là dịch vụ cho phép các cá nhân tải lên các hình ảnh đến một trang web. Các hình ảnh được lưu trữ lên máy chủ, và hiển thị thông tin cho phép những người khác xem các hình ảnh đó.

File hosting
File hosting là dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến,File hosting là dịch vụ lưu trữ được thiết kế đặc biệt để lưu trữ các nội dung tĩnh, điển hình là các tập tin lớn mà không phải là các trang web.Thông thường họ cho phép truy cập qua giao thức FPT được tối ưu hóa phục vụ cho nhiều người sử dụng.

Windows hosting
Windows hosting à một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Windows Sever kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình thường sử dụng các phần mền chia hosting như Hosting Controller, Plesk. Các ứng dụng hỗ trở trên máy chủ Windows:
– ASP 3.0/ASP.NET 1.1/2.x/3.x
– PHP & MySQL for Windows Server
– MS Access/MS SQL Server 2000/2005/2008
– ASP Email, ASP Upload, ASP Jpg, JMail
– POP3/SMTP/Webmail
– FTP, HTTP File Manager
– Microsoft FrontPage 2000 Server Extentions
– CGI Scripting In Perl & C

Linux hosting
Linux hosting là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Linux kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình thường sử dụng các phần mền chia hosting như Cpanel, Direct Admin . Các ứng dụng hỗ trở trên máy chủ Linux
– PHP, Perl, Python
– MySQL
– SSH Access
– Protected Directories
– POP3/SMTP/IMAP/Webmail
– FTP, HTTP File Manager
– FrontPage Extensions
– CGI-Bin

Adult Hosting
Adult hosting là một lọai hình lưu trữ trên Internet cho phép các cá nhân, tổ chức lưu trữ các website có nội dung người lớn. Hiện tại luật pháp Việt nam nghiêm cấp các hành vi lưu trữ này.

Việt Coding hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thể tự trang bị cho mình một số kiến thức nhất định về hosting. Để từ đó có thể tự chọn lựa cho mình một dịch vụ hosting vừa túi tiền nhé !

Quảng cáo tài trợ


Việt Coding

Là một người đam mê lập trình, tôi vọc vạch đủ thứ liên quan đến lập trình cho thoả chí tò mò. Hiện làm chủ yếu ở mảng phát triển ứng dụng di động cho iOS và Android với React Native. Thỉnh thoảng vọc vạch mấy thứ liên quan đến Internet of Things như Smart Home. Đang nghịch mấy con Raspberry Pi và thấy nó cũng thú vị :)

8 Comments

Ken VN · 20/09/2010 at 13:15

Megabyte = MB, Megabit = Mb, khi viết tắt bác không nên viết như thế vì đây là quy định của máy tính, nhiều người cũng vì 2 chữ B to b nhỏ này mà không phân biệt được đấy 😀

    nguyentrung167 · 20/09/2010 at 14:11

    cái này em mới biết đó… chắc là do không để ý, hichic

    Việt Coding · 20/09/2010 at 14:45

    Cám ơn bác đã nhắc nhở, thật sự thì Việt Coding cũng không chú ý kiểu viết như vậy lắm. Lúc đầu viết MB sau lại sửa lại Mb. Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của Việt Coding thì viết như vậy không gây nhầm lẫn. Vì sao ?

    Không gây nhầm lẫn: vì trong bài viết Việt Coding đã cẩn thận ghi Megabyte (Mb) 😀

    Mặt khác: Megabit (Mb) không bao giờ đi 1 mình mà nó là đơn vị tính tốc độ đường truyền. Ví dụ như Mbps = Megabit per second.

    Dù vậy, để đúng bài bản Việt Coding sẽ sửa lại. Thanks again 🙂

nguyentrung167 · 20/09/2010 at 14:10

hic, bài viết của bác chi tiết thật đấy, từng chút luôn… sau thời gian mò mẩm ba cái host, cũng biết được chút ít, đọc bài viết hệ thống lại của bác thấy cũng tạm ổn… thanks bác nhé, mà cho em hỏi cái này luôn. Khi đăng kí host thì có 2 loại, 1 cpanel và 1 plesk, cpanel thì cũ, dùng quen rồi, còn plesk mới, theo em thì là hơi khó dùng.. Vậy theo bác, cái nào là nên dùng, cái plesk ra sau có gì hơn không vậy…

    Việt Coding · 20/09/2010 at 14:51

    Plesk, HELM, CPanel, Direct Admin, Webmin,… đều là những chương trình hỗ trợ quản lý máy chủ từ xa ( Hosting Control Panel hoặc viết tắt là Hosting CP). Điểm khác biệt giữa chúng chủ yếu ở phần giao diện và cách thức giao tiếp với hệ điều hành máy chủ khác nhau thôi.

    Ví dụ khi bạn tạo 1 user trong Windows thì từng bước bạn vào Start \ Control Panel \ Users \ … thì Hosting CP nhận các thông số từ bạn trên giao diện web rồi chuyển giao cho các đoạn script thực thi trên máy chủ thôi.

    Thân,

moments · 21/09/2010 at 15:22

bài viết rất hay và thú vị ! Nếu có thể bác viết một bài giới thiệu về các dịch vụ host có phí và miễn phí tốt nhất hiện nay luôn cho trọn bộ hosting (số bài viết về vụ này cũn kha khá nhưng một kiếm một bài độc đáo + chất lượng khó quá ) em mới xài nên thiếu kinh nghiệm vụ này , ko dám xía zô

Tại sao nên chọn thuê hosting tại Việt Nam ? — Việt Coding | CSharp, Delphi | ASP.NET, PHP, ASP, JSP | WordPress, VBulletin · 28/09/2010 at 22:10

[…] chưa nắm rõ lắm về các loại hosting hãy dành chút thời gian tham khảo bài viết Tìm hiểu các loại hosting thông dụng hiện nay cùng trên blog của Việt CodingƯU điểm khi chọn một nhà cung cấp hosting VIỆT […]

Leave a Reply to Việt Coding Cancel reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *

To create code blocks or other preformatted text, indent by four spaces:

    This will be displayed in a monospaced font. The first four 
    spaces will be stripped off, but all other whitespace
    will be preserved.
    
    Markdown is turned off in code blocks:
     [This is not a link](http://example.com)

To create not a block, but an inline code span, use backticks:

Here is some inline `code`.

For more help see http://daringfireball.net/projects/markdown/syntax