Lần đầu công bố chất lượng phần mềm anti-rootkit

Published by Việt Coding on

(Toquoc) – Sáng nay, Phòng thí nghiệm trọng điểm an toàn thông tin (VISL), Viện Khoa học – Công nghệ Quân sự đã công bố chất lượng phần mềm anti-rootkit tại Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên, hoạt động này diễn ra tại Việt Nam và được giao cho VISL kiểm định các sản phẩm an toàn thông tin, kiểm định phần mềm anti-rootkit đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Theo đó, hai nhà sản xuất đăng ký kiểm định sản phẩm của mình với VISL là BitDefender IS 2009 12.0.12.1 và Kaspersky IS 2009 8.0.0.506 đạt chứng nhận Vàng, CMC IS 2.2.x.x (của CMC InfoSec) đạt chứng nhận Đồng. Một số phầm mềm miễn phí khác cũng nhận được các chứng nhận Bạc, Đồng.

phần mềm diệt virut CMC IS 2.2.x.x (của CMC InfoSec) là đại diện duy nhất của Việt Nam đứng trong Top 3.

Đây hầu hết là những phầm mềm đang được sử dụng và biết đến nhiều trên thị trường Việt Nam, gồm những phần mềm danh tiếng của nước ngoài và sản phẩm do các nhà sản xuất trong nước phát triển.

Theo ông Nguyễn Khắc Việt, Quyền Giám đốc VISL, các phầm mềm này đều được cài đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất trên môi trường phần cứng, phần mềm đồng nhất và cùng thử nghiệm với danh sách 22 mẫu rootkit giống nhau.

VISL sau khi nghiên cứu các phương pháp kiểm định, các quy trình chuẩn của nhiều tổ chức bảo mật danh tiếng thế giới đã chọn ra 22 mẫu rootkit cho đợt kiểm định này, đồng thời nghiên cứu kỹ lưỡng phương thức hoạt động của từng mẫu.

Được biết, rootkit là công nghệ mới, có khả năng vô hiệu hoá được các phần mềm diệt virus và mã độc hại thông thường, nó tiềm ẩn những mối nguy hại chưa lường trước được trong lĩnh vực an toàn thông tin./.

T.Dương

Theo đó, yếu tố quan trọng có một kết quả đánh giá chính xác và khách quan là việc lựa chọn tập các mẫu Rootkit dùng để kiểm định. VISL sau khi nghiên cứu các phương pháp kiểm định, các quy trình chuẩn của các tổ chức bảo mật danh tiếng như AV-Test, VI, Anti-Malware Test Lab, Symantec, Thompson Cyber Security Labs,….đã chọn ra 22 mẫu Rootkit cho đợt kiểm định này, đồng thời nghiên cứu kỹ lưỡng phương thức hoạt động của từng mẫu.

Vừa qua đã có 3 nhà sản xuất đăng ký kiểm định sản phẩm của mình với VISL là: BitDefender, Kaspersky và CMC InfoSec. Ngoài ra VISL còn chọn thêm 4 phần mềm miễn phí để kiểm định tham khảo là: AVG Antirootkit, Avira Rootkit Detection, GMER và Rootkit Unhooker. Đó là những phần mềm đang được sử dụng và biết đến nhiều trên thị trường Việt Nam, gồm những phần mềm danh tiếng của nước ngoài và sản phẩm do các nhà sản xuất trong nước phát triển.

Các phần mềm đều được cài đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất trên môi trường phần cứng và phần mềm đồng nhất và cùng thử nghiệm với một danh sách mẫu Rootkit giống nhau.

Kết quả kiểm định được VISL công bố như sau:

  • Kaspersky Internet Security 2009 v8.0.0.506: Chứng nhận Vàng
  • BitDefender IS 2009 12.0.12.1: Chứng nhận Vàng
  • CMC IS 2.2.x.x: Chứng nhận Đồng

Kết quả kiểm định các phần mềm miễn phí:

  • Rootkit Unhooker 3.7.300.509: Chứng nhận Bạc
  • GMER 1.0.15.14878: Chứng nhận Đồng
  • Avira Rootkit Edtection 1.0.1.17 (beta): Chứng nhận Đồng
  • AVG Anti Rootkit 1.1.0.42: Chứng nhận Đồng

Quảng cáo tài trợ


Việt Coding

Là một người đam mê lập trình, tôi vọc vạch đủ thứ liên quan đến lập trình cho thoả chí tò mò. Hiện làm chủ yếu ở mảng phát triển ứng dụng di động cho iOS và Android với React Native. Thỉnh thoảng vọc vạch mấy thứ liên quan đến Internet of Things như Smart Home. Đang nghịch mấy con Raspberry Pi và thấy nó cũng thú vị :)

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *

To create code blocks or other preformatted text, indent by four spaces:

    This will be displayed in a monospaced font. The first four 
    spaces will be stripped off, but all other whitespace
    will be preserved.
    
    Markdown is turned off in code blocks:
     [This is not a link](http://example.com)

To create not a block, but an inline code span, use backticks:

Here is some inline `code`.

For more help see http://daringfireball.net/projects/markdown/syntax