Bảo vệ thông tin WHOIS của domain, nên hay không ?

Published by Việt Coding on

Trong tình hình Internet đang phát triển cực thịnh, việc xây dựng một website không còn là vấn đề gì đó to tát, lớn lao như cách đây một vài năm. Với nguồn thông tin dồi dào cộng với sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, “sắm sửa” một website chỉ là chuyện ngày một ngày hai.

Để có một website, cơ bản nhất bạn cần hai thứ là Hosting và Domain. Có thể hình dung một cách đơn giản như thế này:

Website giống như một ngôi nhà của bạn trên Internet. Cần có một “mảnh đất” để bạn xây dựng, to hay nhỏ, rộng rãi hay chật chột (Disk space), cửa vào thoáng mát, đường xe đạp hay đường xe hơi (bandwidth) thì tuỳ vào túi tiền xủng xoẻng mà lựa chọn. Đó là Hosting. Nhưng có nhà thôi chưa đủ vì nhà không có địa chỉ thì ai biết mà tới thăm. Domain chính là “địa chỉ” nhà của bạn.

Một số bài viết về hosting trên Việt Coding bạn nên xem qua:

Hôm nay Việt Coding thảo luận với các bạn về WHOIS của domain. Vậy WHOIS là gì ?

WHOIS là từ viết tắt của WHO IS, là một giao thức truy vấn và phản hồi được sử dụng rộng rãi dùng trong việc truy vấn cơ sở dữ liệu của những người dùng đã đăng ký hoặc được uỷ quyền về một nguồn tài nguyên Internet như domain name, IP address,…
Nói một cách bình dân, WHOIS giúp mọi người có thể truy vấn thông tin cơ bản của một domain như: Nơi đăng ký, chủ sở hữu, địa chỉ, email, ngày đăng ký, ngày hết hạn, …

Đây là một ví dụ WHOIS của Việt Coding:

WHOIS Vietcoding

WHOIS Vietcoding

Tuy nhiên, có một số webmaster/ chủ sở hữu tên miền không muốn công khai những thông tin này vì nhiều lý do. Để che dấu (hoặc dùng từ bảo vệ sẽ nghe hay hơn 🙂 ) các registrar có dịch vụ đi kèm thường gọi là Privacy Protection (có registrars lại gọi là WhoisGuard như NameCheap). Nó giúp ẩn các thông tin cá nhân của chủ sở hữu. Hình dưới đây minh hoạ cho một domain sử dụng Privacy Protection:

Domain đã được bảo vệ bởi Privacy Protection

Domain đã được bảo vệ bởi Privacy Protection

Có một câu hỏi dành cho bạn:

Theo bạn, có nên sử dụng Privacy Protection cho domain của mình ?

Sau đây là một số yếu tố bạn nên cân nhắc.

  • Mức độ tin cậy: Khách ghé thăm sẽ tin tưởng hơn vào website của bạn nếu thông tin ở WHOIS rõ ràng và chi tiết. Họ biết mình đang làm việc với ai. Với những website thương mại, mua bán hàng,… đây là điều quan trọng. Thông tin không rõ ràng khiến mức độ tin cậy bị giảm sút. Với những domain đã có tiếng tăm nhiều năm và tạo dựng được thương hiệu, điều này không mấy quan trọng với khách hàng cũ. Tuy nhiên có thể một số khách hàng mới sẽ đắn đo khi giao dịch với bạn.
  • Thuận tiện trong liên lạc: Với thông tin đầy đủ, khách ghé thăm có thể liên hệ với bạn thông email được khai báo ở phần WHOIS. Đơn cử như họ có thể muốn liên hệ để thông báo lỗi, hoặc có nhu cầu muốn giao dịch riêng với bạn như: mua lại website, mua lại domain,…
  • Thông tin cá nhân của bạn có thể bị lợi dụng vào việc xấu hoặc là cơ sở để kẻ xấu có thể dùng nó chống lại lại bạn. Ví dụ như khai thác để hack các loại tài khoản như hosting, domain, email, tài khoản ngân hàng, credit card,… Hãy tưởng tượng nếu bạn là một hacker, bạn phải lựa chọn 1 trong 2 nạn nhân: một người có thông tin giả với một mớ loằng ngoằng, một người bạn biết chính xác họ tên, email, thậm chí cả địa chỉ nhà lẫn điện thoại, số fax ?
Privacy Protection

Privacy Protection

Theo Việt Coding, việc bảo vệ thông tin domain không thực sự cần thiết nếu bạn có đủ và cập nhật thường xuyên kiến thức về bảo mật để tự bảo vệ mình trên Internet. Nếu bạn không thực sự tự tin, sử dụng Domain Privacy Protect cũng là một lựa chọn tốt. Chúc bạn có thể tự rút ra cho mình một lựa chọn đúng đắn, phù hợp nhé !

Quảng cáo tài trợ


Việt Coding

Là một người đam mê lập trình, tôi vọc vạch đủ thứ liên quan đến lập trình cho thoả chí tò mò. Hiện làm chủ yếu ở mảng phát triển ứng dụng di động cho iOS và Android với React Native. Thỉnh thoảng vọc vạch mấy thứ liên quan đến Internet of Things như Smart Home. Đang nghịch mấy con Raspberry Pi và thấy nó cũng thú vị :)

23 Comments

nghiadoi · 08/02/2011 at 16:26

Bảo vệ thông tin ở 1 số chỗ phải mất thêm phí.
hình như ở namechip không tính phí bác nhỉ ?
Theo em thì nếu đã là hacker thì họ có đủ cách để lấy thông tin…

    Việt Coding · 08/02/2011 at 17:05

    NameCheap đang free 1 năm đầu tiên. Đúng là hacker có nhiều cách để lấy thông tin, nhưng thay vì để họ lấy được dễ dàng thì sao không gây chút khó khăn để cầm chân họ nhỉ 🙂

      nghiadoi · 08/02/2011 at 17:28

      các blogger lớn em thấy cũng không “ẩn danh”
      em mới thấy nạn cướp domain lớn thôi, chứ nhỏ nhỏ như em chắc ngươi ta tha

        Việt Coding · 09/02/2011 at 10:42

        Biết đâu sau này website của bạn nổi tiếng, domain lúc đó có giá thì sẽ bị vào tầm ngắm đấy nhé 🙂

Phong Linh · 08/02/2011 at 19:42

Cái đó chắc còn tùy website nào. Chứ em thấy mấy trang tin nóng, tin giật gân toàn reg private

    Việt Coding · 09/02/2011 at 07:22

    Có lẽ những trang tin hot, lộ hàng đăng ký thông tin của người ở nước ngoài để tránh sự chế tài của luật pháp VN hoặc đăng ký thông tin giả. Tuy nhiên, đăng ký thông tin giả thì lại vi phạm luật của ICANN và có thể bị thu hồi domain bất kỳ lúc nào.

      Phong Linh · 09/02/2011 at 09:13

      Vậy làm sao ICANN biết là giả hả anh?

        Việt Coding · 09/02/2011 at 10:35

        ICANN làm thế nào để biết chính xác thì Việt Coding không rõ lắm. Có thể nó so sánh WHOIS với thông tin lúc bạn register domain tại các registrars. Chắc bạn cũng còn nhớ việc domain của JohnChow từng gặp sự cố tại Godaddy mà eBlogViet đã có lần nói tới ?

Khuê Tú · 09/02/2011 at 08:03

Theo mình thì không cần phải giấu gì cả, thời đại minh bạch hóa thông tin mà 😉

    Việt Coding · 09/02/2011 at 10:37

    Cũng tuỳ vào từng trường hợp nữa chứ bạn ! Thời buổi loạn lạc thế này, đối phương càng ít biết thông tin về mình càng an toàn mà bạn.

Tôi Yêu Google · 09/02/2011 at 09:18

Em thấy công khai thông tin sẽ tạo được lòng tin từ đọc giả hơn.

    Việt Coding · 09/02/2011 at 10:39

    Tất nhiên từng trường hợp mà blogger sẽ chọn cho mình cách đúng đắn nhất. Ví dụ với các trang kiếm tiền, Internet Marketing,… thì công khai thông tin sẽ tạo được tin cậy hơn. Còn một số trang tin hót, lộ hàng, xxx thì đố dám công khai thông tin thật nhé 🙂

Hùng Hồng · 14/02/2011 at 13:12

Thông thường thì chúng ta sẽ để công khai vì không muốn mất thêm chi phí.

Gordon · 16/02/2011 at 21:59

Em nghĩ là nếu domain để bán thì nên show profile ra để tiện liên hệ, còn không thì cứ bật WHOIS privacy hết cho lành, cũng tránh bị quấy rối nữa. Không phải ngẫu nhiên mà WHOIS privacy được coi là premium features 😀
Ở Godaddy nếu bác nào có từ 5 domain trở lên thì được free WHOIS privacy cho tất cả các domain thì phải, còn Name.com thì hiện tại vẫn đang cho free WHOIS privacy bằng coupon FREEWHOIS

iTechPlus · 04/03/2011 at 15:03

Bài viết rất hữu ích. Mình đang sử dụng Godaddy với một domain duy nhất. Vậy có thể sử dụng WHOIS privacy không ?

    Việt Coding · 06/03/2011 at 06:45

    Nhà cung cấp domain nào cũng có cả bạn à ! Vấn đề là nó có đang trong đợt khuyến mãi free hay không thôi. Như Việt Coding đợt chuyển domain sang Namecheap vừa rồi được free tới 9 cái. Mới xài có 4, còn 5 cái kia chắc để cho đến hết hạn chứ đâu có domain đâu mà dùng 🙂

iTechPlus · 06/03/2011 at 07:03

Lạ ghê ! Mình chẳng nghe thông tin gì từ Godaddy về vụ Whois Private cả. Cám ơn bạn đã trả lời !

ku tun · 25/03/2011 at 17:01

Các bác cho em hỏi một vấn đề hơi ngoài lề tí, em mới tập tành làm web, có lỡ dạy mua domain ở fpt. Là sinh viên nên em mua domain với mức giá 240 ngàn đăng ký tại OnlineNIC.com, còn mức giá 480 ngàn đăng ký tại Register.com và Networksolutions.com. Sau khi làm hợp đồng mua bán xong thì bên fpt nói là nếu em bị mất domain thì họ sẽ không có trách nhiệm, chỉ khi mua domain với giá 480 ngàn thì mới đc hỗ trợ. Ngay sau đó em nhận được email kích hoạt dns nhưng chỉ có username và pass quản lý DNS của fpt. Em thấy hoang mang quá, nhờ các bác tư vấn giúp em xử lý như thế nào cho tốt. Thanks 🙂

    Việt Coding · 25/03/2011 at 17:18

    Bác giữ cái domain cho kỹ là khỏi lo thôi mà !

      ku tun · 25/03/2011 at 19:01

      em chỉ giữ được có cái tài khoản quản lý dns fpt thôi 😀 còn bên OnlineNIC.com thì em chẳng có biết tí gì hết, kiểu này là bảo mật nhất rồi há bác, không biết thì không sợ bị mất :))

        Việt Coding · 25/03/2011 at 20:32

        Tốt nhất là bác chờ hết 2 tháng rồi transfer sang nhà cung cấp khác, ví dụ Godaddy 🙂 Dính tới mấy bác VN mệt lắm.

iTechPlus · 25/03/2011 at 20:38

Chả trách báo đài cứ bảo dân ta chuộng hàng ngoại. Cũng phải thôi vì hàng nội “lởm” quá mà. Đứng trên phương diện người tiêu dùng thì cứ hàng tốt hàng rẻ thì dùng thôi, không phân biệt nội ngoại.

    ku tun · 25/03/2011 at 20:52

    Mình là người tiêu dùng nên phải đặt lợi ích của mình lên đầu tiên thôi! 🙁

Leave a Reply to Việt Coding Cancel reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *

To create code blocks or other preformatted text, indent by four spaces:

    This will be displayed in a monospaced font. The first four 
    spaces will be stripped off, but all other whitespace
    will be preserved.
    
    Markdown is turned off in code blocks:
     [This is not a link](http://example.com)

To create not a block, but an inline code span, use backticks:

Here is some inline `code`.

For more help see http://daringfireball.net/projects/markdown/syntax